1 Người Việt trong tôi Sat Mar 21, 2009 12:18 am
MsChip
Quản Trị Viên
Cũng đã lâu rồi mới được một ngày nắng ấm như hôm nay . Hè sắp đến , lại thấy xuất hiện những chiếc quần "cụt" ngắn cũn cỡn trên đường . Dù đã ở Mỹ được 2 năm nhưng tôi vẫn ko quên đc nhìn thấy sinh viên Mỹ ăn mặc quá "sexy" như vậy .
Có lẽ vì tôi là người Việt , lại còn " bảo thủ " nữa nên mới thế này . Nhưng tôi tự hào mình là người Việt , là người Việt sống trên đất khách quê người mà vẫn ko mất bản sắc dân tộc . Tôi yêu những nét e dè đáng yêu , sự lịch sự và ôn hòa của người Việt .
Có người chê bai người Việt thật "nhút nhát" nhưng tôi lại thấy sợ hãi sự "táo bạo" của phương Tây . Tôi thích những cách bày tỏ tình cảm đáng yêu của thời áo trắng ngày xưa , một bài thơ tình , một món quà nhỏ dành cho nhau dưới hộc bàn ... Đơn giản chỉ thế thôi , thay vì những nụ hôn táo bạo , những thân hình "phô trương" đầy thu hút với người khác phái .
Nét đẹp đôi khi nằm ở chính sự đơn giản , ko cầu kỳ mà lại thật sự ý nghĩa . Tôi thấy nhớ chiếc áo dài nữ sinh ngày còn đi học , dù ngày xưa khi đi học đã ko biết bao lần "khóc dở" vì nó . Và nhớ thật nhiều những buổi chiều , đứng chờ xe buýt , những lúc la cà sau giờ học , ăn quà vặt ... , nhớ cả những tiết học lịch sử bị "khảo cung"
Đã có quá nhiều bài viết khen ngợi cách học ở Mỹ là hiện đại và tiến bộ , rồi lên án lối "học thuộc lòng " ở Việt Nam nhàm chán , vô ích . Tôi hoàn toàn đồng ý rằng cách học thiếu sáng tạo và " rập khuôn " ở VN chưa thật tốt , đặc biệt là môn Văn , khi giáo viên dạy học trò theo cách học thuộc dàn bài hoặc văn mẫu có sẵn . Nhưng công tâm mà nói , tôi cảm thấy may mắn vì những năm trung học mình đã học ở VN .
Đạo đức của người học sinh đc rèn luyện từ nhỏ , cách hiếu lễ với cha mẹ , ông bà , thầy cô và nhất là sự cần cù . Mọi người bảo VN bắt học nhiều quá , chẳng như Mỹ học ít hiểu nhiều , tôi cho rằng đó là sai . Sinh viên Mỹ khi học cũng rất chăm chẳng thua gì VN , nhưng số đó ít thôi ; nói đến cần cù , có lẽ vì nó mà nhiều sinh viên VN đi du học và có quyết tâm đều thành công cả .
Cách học ở VN dù chưa tốt nhưng cũng ko phải là quá "tồi tệ" để ta lên án , chê bai thâm tệ . nếu ko có những thầy cô nghiêm khắc , những bài tập " chất thành núi cao " thì sao học sinh VN có thể trở nên nhạy bén trong tính toán và lập luận . Nói về trình độ toán , hóa hay những môn khoa học , tôi tự tin cho rằng sinh viên VN du học chẳng thể dở được , chỉ có cái khó khăn ban đầu là rào cản ngôn ngữ mà thôi .
Có lẽ dù tôi có ở Mỹ 10 hay 20 năm đi nữa , tôi vẫn ko thể " Mỹ hóa " được . Tôi vẫn là tôi , một người Việt Nam , tôi yêu ngôn ngữ mẹ đẻ của mình , yêu cả sự phong phú của nó . Tôi vẫn sẽ nói tiếng việt với bạn bè và gia đình mình , chẳng có lý do gì để phải "phô trương" tiếng Anh của mình cả . Tôi ko cần cái mác " Việt Kiều " , tôi là tôi và tôi sẽ dạy cháu trai mình nói tiếng Việt , vì đó chính là nguồn gốc của nó .
Có lẽ vì tôi là người Việt , lại còn " bảo thủ " nữa nên mới thế này . Nhưng tôi tự hào mình là người Việt , là người Việt sống trên đất khách quê người mà vẫn ko mất bản sắc dân tộc . Tôi yêu những nét e dè đáng yêu , sự lịch sự và ôn hòa của người Việt .
Có người chê bai người Việt thật "nhút nhát" nhưng tôi lại thấy sợ hãi sự "táo bạo" của phương Tây . Tôi thích những cách bày tỏ tình cảm đáng yêu của thời áo trắng ngày xưa , một bài thơ tình , một món quà nhỏ dành cho nhau dưới hộc bàn ... Đơn giản chỉ thế thôi , thay vì những nụ hôn táo bạo , những thân hình "phô trương" đầy thu hút với người khác phái .
Nét đẹp đôi khi nằm ở chính sự đơn giản , ko cầu kỳ mà lại thật sự ý nghĩa . Tôi thấy nhớ chiếc áo dài nữ sinh ngày còn đi học , dù ngày xưa khi đi học đã ko biết bao lần "khóc dở" vì nó . Và nhớ thật nhiều những buổi chiều , đứng chờ xe buýt , những lúc la cà sau giờ học , ăn quà vặt ... , nhớ cả những tiết học lịch sử bị "khảo cung"
Đã có quá nhiều bài viết khen ngợi cách học ở Mỹ là hiện đại và tiến bộ , rồi lên án lối "học thuộc lòng " ở Việt Nam nhàm chán , vô ích . Tôi hoàn toàn đồng ý rằng cách học thiếu sáng tạo và " rập khuôn " ở VN chưa thật tốt , đặc biệt là môn Văn , khi giáo viên dạy học trò theo cách học thuộc dàn bài hoặc văn mẫu có sẵn . Nhưng công tâm mà nói , tôi cảm thấy may mắn vì những năm trung học mình đã học ở VN .
Đạo đức của người học sinh đc rèn luyện từ nhỏ , cách hiếu lễ với cha mẹ , ông bà , thầy cô và nhất là sự cần cù . Mọi người bảo VN bắt học nhiều quá , chẳng như Mỹ học ít hiểu nhiều , tôi cho rằng đó là sai . Sinh viên Mỹ khi học cũng rất chăm chẳng thua gì VN , nhưng số đó ít thôi ; nói đến cần cù , có lẽ vì nó mà nhiều sinh viên VN đi du học và có quyết tâm đều thành công cả .
Cách học ở VN dù chưa tốt nhưng cũng ko phải là quá "tồi tệ" để ta lên án , chê bai thâm tệ . nếu ko có những thầy cô nghiêm khắc , những bài tập " chất thành núi cao " thì sao học sinh VN có thể trở nên nhạy bén trong tính toán và lập luận . Nói về trình độ toán , hóa hay những môn khoa học , tôi tự tin cho rằng sinh viên VN du học chẳng thể dở được , chỉ có cái khó khăn ban đầu là rào cản ngôn ngữ mà thôi .
Có lẽ dù tôi có ở Mỹ 10 hay 20 năm đi nữa , tôi vẫn ko thể " Mỹ hóa " được . Tôi vẫn là tôi , một người Việt Nam , tôi yêu ngôn ngữ mẹ đẻ của mình , yêu cả sự phong phú của nó . Tôi vẫn sẽ nói tiếng việt với bạn bè và gia đình mình , chẳng có lý do gì để phải "phô trương" tiếng Anh của mình cả . Tôi ko cần cái mác " Việt Kiều " , tôi là tôi và tôi sẽ dạy cháu trai mình nói tiếng Việt , vì đó chính là nguồn gốc của nó .
Nguồn : lunastar's blog