1 Vài suy nghĩ về người Việt Nam Wed Mar 25, 2009 1:05 am
MsChip
Quản Trị Viên
Nhiều bạn hỏi tôi : người Việt Nam mình đâu có gì hay ho đâu để mà giới thiệu, có chăng là chỉ cảnh quan thiên nhiên mà thôi. Một vài bạn khác nhẹ nhàng hơn: người Việt Nam mình còn nhiều điểm hạn chế lắm… Dĩ nhiên, đa phần các bạn vẫn đồng thuận với niềm tự hào mình là người Việt Nam… Thế nhưng, tôi thật sự áy náy khi vẫn còn nhiều bạn vẫn chưa có đủ thông tin để khẳng định cho mình một niềm tin. Có vẻ như là môn lịch sử của chúng ta trong nhà trường chưa thực sự làm tốt đủ các yêu cầu.
Có hai cách để chứng minh: (1) bằng nghiên cứu trên những đặc tính của dân tộc trên một số lượng khổng lồ những mẫu - việc này rất khó, và (2) bằng những con người thật của lịch sử. Chúng ta thử điểm qua một vài nhân vật lịch sử của chúng ta để rồi so sánh với các dân tộc khác xem chúng ta có thua họ nhiều quá hay không nhé ?
Nước Pháp có 2 vị anh hùng nổi tiếng mà họ rất tự hào: Napoleon và Jeanne d’Arc. Thế nhưng khi họ được biết về Quang Trung - Nguyễn Huệ, họ đã phải ngã mũ kính phục. Trong suốt cuộc đời của mình, Quang Trung chưa từng thất bại trong bất cứ trận đánh nào, kể cả những trận đánh nhỏ nhất lúc mới dấy binh . Và chưa một chiến dịch, một trận đánh nào kéo dài quá 7 ngày. Napoleon, xét về mặt lý lịch quân sự, không có được sự trọn vẹn đẹp như vậy. [b]Và liệu khi được biết về Hai Bà Trưng hay Bà Triệu, người Pháp có thấy được sự tương đồng và có bị thuyết phục bởi tính bi hùng diễm tuyệt từ một dân tộc mà “giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh” hay không ???
Người Nhật luôn tự hào về một người anh hùng đã mở ra cho mình một thời đại mới: Meiji - Minh Trị Thiên Hoàng. Đó là người có cái tầm của tương lai, và đã liên tục cải cách, cầu hiền và không những tránh cho nước Nhật thoát khỏi ách thống trị của phương Tây mà còn đưa nước Nhật trở thành một cường quốc. Vậy thì, khi người Nhật tìm hiểu về Việt Nam, và ngỡ ngàng phát hiện ra rằng trước Meiji hơn một thế kỷ, Quang Trung - Nguyễn Huệ cũng đã có tư tưởng cải cách, trọng dụng nhân tài, đào tạo hiền sĩ… thì họ sẽ nghĩ ra sao nhỉ? Điểm khác nhau lớn nhất chỉ là ở chỗ Meiji tại vị được 45 năm trong hòa bình, còn Nguyễn Huệ của chúng ta chỉ ngắn ngủi trong 4 năm vỏn vẹn mà lại phải lo thù trong giặc ngoài. Nếu Nguyễn Huệ còn sống được thêm 10 hay 20 năm nữa thì nước Việt ngày nay sẽ ra sao nhỉ ?
Châu Âu nổi tiếng là cái nôi của chủ nghĩa tư bản qua những cuộc cách mạng tư sản Hà Lan, Anh, Pháp… Thế nhưng, Việt Nam chúng ta có một Hồ Quý Ly (1400s - có nghĩa là trước đó hơn 300 năm) đã nghĩ đến chuyện khuếch trương thương mại, khoa học kỹ thuật, sử dụng tiền giấy, sử dụng thuốc súng, quản lý nhà nước bằng pháp quyền hiện đại… Vậy thì người Châu Âu có đủ để “nể” chúng ta không ?
Với người Anh, quân sự là cái mà họ rất quan tâm. Có lẽ là vì nhờ nó mà họ đã có được một đế quốc rộng lớn nhất thế giới, và góp phần giúp tiếng Anh trở thành ngôn ngữ quốc tế. [b]Thế nhưng, bản thân người Anh, khi đề cử ra 10 vị tướng xuất sắc nhất trong lịch sử nhân loại, họ đã đề cử 2 người: Võ Nguyên Giáp và Trần Hưng Đạo. Vậy thì nếu như những người bình dân Anh họ biết về Võ Nguyên Giáp và Trần Hưng Đạo, họ có nể cái dân tộc đã có thể sản sinh ra 20% những vị tướng kiệt xuất nhất hay không ?
Người Nga coi Lênin như một vị anh hùng (cho dù vẫn có nhiều người không thích, vì lịch sử còn quá gần, và với chính trị thì lúc nào cũng có 2 bên cả). Người Nga biết nhiều về Việt Nam, và họ coi Hồ Chí Minh như là Lênin của Việt Nam. Người Ấn Độ thì trọng Nehru. Và đối với họ, Hồ Chí Minh cũng là một Nehru. Vậy thì người Nga, người Ấn có coi trọng người Việt Nam chúng ta hay không ?
Thế kỷ 12-13, cả thế giới chìm dưới vó ngựa Mông Cổ. Chỉ có 3 quốc gia mà Mông Cổ không thể đánh được: đó là Ấn Độ, Nhật Bản và Việt Nam (các quốc gia còn lại thì Mông Cổ chưa tiến đánh). Không như Ấn Độ (bị cái nóng và dịch tả hoành hành) hay Nhật Bản (hạm đội “vô tình” bị bão đánh tan), Việt Nam đánh tan quân Mông Cổ bằng sức và trí của con người. Mà không chỉ là một lần (biết đâu có kẻ xấu miệng lại nói là may mắn), mà là ba lần. Chẳng hiểu thế giới có thấy lạnh xương sống không nhỉ ? Nhưng đó là từ thời chiến, đó là của quá khứ . Thế còn hiện tại thì sao ?
Một câu chuyện từ ông giám đốc quỹ nhi đồng Mỹ: ổng thăm Việt Nam, rồi thăm Bangladesh. Và ông ấy nói rằng : làng quê nghèo nhất của Việt Nam cũng nghèo như làng quê nghèo nhất của Bangladesh hay nhiều nước khác trên thế giới, thế nhưng điều quan trọng nhất là ông ấy không thấy thương hại đám trẻ con Việt Nam ở làng quê ấy. Đơn giản bởi vì: tôi thấy được sự cầu tiến của người Việt và sự năng động của đám trẻ ấy. Đám con nít ấy chắc chắn không chịu an phận và sẽ không phải chịu đựng số phận .
Và có thực là trong cả quá khứ lẫn trong hiện tại, người Việt Nam chưa có thể để lại dấu ấn nào trong lịch sử ? Có bạn lại sẽ hỏi tôi: thế bài viết của bạn bữa trước mâu thuẫn với bài hôm nay à?
Câu trả lời sẽ là không: những người mà chúng ta nói đến hôm nay đã biết, đã hiểu và thậm chí là quá hiểu về Việt Nam, bởi vậy, họ có một đánh giá hoàn toàn khác. Sứ mệnh của chúng ta là làm cho những người còn lại, những người bình thường của thế giới cũng có được những thông tin như vậy và hơn vậy; để hiểu và để trọng Việt Nam hơn… Việc đó có khó không ? Không khó sao lại đến tay chúng ta ? Việc đó có thể làm được không ? Còn có việc gì mà người Việt Nam không thể làm được nếu như họ thực sự muốn ?
Có hai cách để chứng minh: (1) bằng nghiên cứu trên những đặc tính của dân tộc trên một số lượng khổng lồ những mẫu - việc này rất khó, và (2) bằng những con người thật của lịch sử. Chúng ta thử điểm qua một vài nhân vật lịch sử của chúng ta để rồi so sánh với các dân tộc khác xem chúng ta có thua họ nhiều quá hay không nhé ?
Nước Pháp có 2 vị anh hùng nổi tiếng mà họ rất tự hào: Napoleon và Jeanne d’Arc. Thế nhưng khi họ được biết về Quang Trung - Nguyễn Huệ, họ đã phải ngã mũ kính phục. Trong suốt cuộc đời của mình, Quang Trung chưa từng thất bại trong bất cứ trận đánh nào, kể cả những trận đánh nhỏ nhất lúc mới dấy binh . Và chưa một chiến dịch, một trận đánh nào kéo dài quá 7 ngày. Napoleon, xét về mặt lý lịch quân sự, không có được sự trọn vẹn đẹp như vậy. [b]Và liệu khi được biết về Hai Bà Trưng hay Bà Triệu, người Pháp có thấy được sự tương đồng và có bị thuyết phục bởi tính bi hùng diễm tuyệt từ một dân tộc mà “giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh” hay không ???
Người Nhật luôn tự hào về một người anh hùng đã mở ra cho mình một thời đại mới: Meiji - Minh Trị Thiên Hoàng. Đó là người có cái tầm của tương lai, và đã liên tục cải cách, cầu hiền và không những tránh cho nước Nhật thoát khỏi ách thống trị của phương Tây mà còn đưa nước Nhật trở thành một cường quốc. Vậy thì, khi người Nhật tìm hiểu về Việt Nam, và ngỡ ngàng phát hiện ra rằng trước Meiji hơn một thế kỷ, Quang Trung - Nguyễn Huệ cũng đã có tư tưởng cải cách, trọng dụng nhân tài, đào tạo hiền sĩ… thì họ sẽ nghĩ ra sao nhỉ? Điểm khác nhau lớn nhất chỉ là ở chỗ Meiji tại vị được 45 năm trong hòa bình, còn Nguyễn Huệ của chúng ta chỉ ngắn ngủi trong 4 năm vỏn vẹn mà lại phải lo thù trong giặc ngoài. Nếu Nguyễn Huệ còn sống được thêm 10 hay 20 năm nữa thì nước Việt ngày nay sẽ ra sao nhỉ ?
Châu Âu nổi tiếng là cái nôi của chủ nghĩa tư bản qua những cuộc cách mạng tư sản Hà Lan, Anh, Pháp… Thế nhưng, Việt Nam chúng ta có một Hồ Quý Ly (1400s - có nghĩa là trước đó hơn 300 năm) đã nghĩ đến chuyện khuếch trương thương mại, khoa học kỹ thuật, sử dụng tiền giấy, sử dụng thuốc súng, quản lý nhà nước bằng pháp quyền hiện đại… Vậy thì người Châu Âu có đủ để “nể” chúng ta không ?
Với người Anh, quân sự là cái mà họ rất quan tâm. Có lẽ là vì nhờ nó mà họ đã có được một đế quốc rộng lớn nhất thế giới, và góp phần giúp tiếng Anh trở thành ngôn ngữ quốc tế. [b]Thế nhưng, bản thân người Anh, khi đề cử ra 10 vị tướng xuất sắc nhất trong lịch sử nhân loại, họ đã đề cử 2 người: Võ Nguyên Giáp và Trần Hưng Đạo. Vậy thì nếu như những người bình dân Anh họ biết về Võ Nguyên Giáp và Trần Hưng Đạo, họ có nể cái dân tộc đã có thể sản sinh ra 20% những vị tướng kiệt xuất nhất hay không ?
Người Nga coi Lênin như một vị anh hùng (cho dù vẫn có nhiều người không thích, vì lịch sử còn quá gần, và với chính trị thì lúc nào cũng có 2 bên cả). Người Nga biết nhiều về Việt Nam, và họ coi Hồ Chí Minh như là Lênin của Việt Nam. Người Ấn Độ thì trọng Nehru. Và đối với họ, Hồ Chí Minh cũng là một Nehru. Vậy thì người Nga, người Ấn có coi trọng người Việt Nam chúng ta hay không ?
Thế kỷ 12-13, cả thế giới chìm dưới vó ngựa Mông Cổ. Chỉ có 3 quốc gia mà Mông Cổ không thể đánh được: đó là Ấn Độ, Nhật Bản và Việt Nam (các quốc gia còn lại thì Mông Cổ chưa tiến đánh). Không như Ấn Độ (bị cái nóng và dịch tả hoành hành) hay Nhật Bản (hạm đội “vô tình” bị bão đánh tan), Việt Nam đánh tan quân Mông Cổ bằng sức và trí của con người. Mà không chỉ là một lần (biết đâu có kẻ xấu miệng lại nói là may mắn), mà là ba lần. Chẳng hiểu thế giới có thấy lạnh xương sống không nhỉ ? Nhưng đó là từ thời chiến, đó là của quá khứ . Thế còn hiện tại thì sao ?
Một câu chuyện từ ông giám đốc quỹ nhi đồng Mỹ: ổng thăm Việt Nam, rồi thăm Bangladesh. Và ông ấy nói rằng : làng quê nghèo nhất của Việt Nam cũng nghèo như làng quê nghèo nhất của Bangladesh hay nhiều nước khác trên thế giới, thế nhưng điều quan trọng nhất là ông ấy không thấy thương hại đám trẻ con Việt Nam ở làng quê ấy. Đơn giản bởi vì: tôi thấy được sự cầu tiến của người Việt và sự năng động của đám trẻ ấy. Đám con nít ấy chắc chắn không chịu an phận và sẽ không phải chịu đựng số phận .
Và có thực là trong cả quá khứ lẫn trong hiện tại, người Việt Nam chưa có thể để lại dấu ấn nào trong lịch sử ? Có bạn lại sẽ hỏi tôi: thế bài viết của bạn bữa trước mâu thuẫn với bài hôm nay à?
Câu trả lời sẽ là không: những người mà chúng ta nói đến hôm nay đã biết, đã hiểu và thậm chí là quá hiểu về Việt Nam, bởi vậy, họ có một đánh giá hoàn toàn khác. Sứ mệnh của chúng ta là làm cho những người còn lại, những người bình thường của thế giới cũng có được những thông tin như vậy và hơn vậy; để hiểu và để trọng Việt Nam hơn… Việc đó có khó không ? Không khó sao lại đến tay chúng ta ? Việc đó có thể làm được không ? Còn có việc gì mà người Việt Nam không thể làm được nếu như họ thực sự muốn ?
Nguồn: http://hssclub.com