1 Tìm hiểu về bằng TOEFL , TOEIC VÀ IELTS Thu Nov 20, 2008 12:06 am
MsChip
Quản Trị Viên
Bằng TOEFL có hai loại:
+ TOEFL quốc tế (International TOEFL): bằng này do hệ thống giáo dục của Mỹ tổ chức thi và cấp bằng cho du học sinh tại các nước không nói tiếng Anh. Bằng này được quốc tế công nhận.
+ TOEFL nội bộ (Institutional TOEFL): bằng này do một tổ chức giáo dục, một trường nào đó tổ chức thi và cấp bằng. Loại bằng này chỉ có tính cách kiểm tra năng lực của du học sinh mang tính chất sử dụng nội bộ và không được công nhận rộng rãi như TOEFL quốc tế.
Về bằng TOEIC:
TOEIC là chữ viết tắt của: Test of English for International Communication (TOEIC)
Điểm khác của TOEIC với IELTS và TOEFL là mục đich của nó là đánh giá khả năng sử dụng tiếng anh trong công việc. Còn hai cái kia thì để đánh giá tiếng anh khi đi học.
Trên thế giới hàng năm có khoảng 3 triệu người thi lấy bằng TOEIC, và tại VN gần đây, một số công ty đã bắt đầu sử dụng điểm TOEIC để đánh giá điểm tiếng Anh của người xin vào làm việc cũng như nhân viên.
Tuy bằng TOEIC cũng có kiểm tra và đánh giá về năng lực Anh ngữ của học sinh nhưng bằng TOEIC chỉ là một chứng chỉ tốt nghiệp khóa đào tạo Anh văn TOEIC mà thôi.
Chứng chỉ này không có giá trị công nhận như bằng IELTS hay TOEFL quốc tế đồng thời cũng sẽ không thể dùng thay thế cho bằng IELTS hay TOEFL được. Nó chỉ có thể được xem như chứng chỉ Anh văn quốc gia A, B hoặc C mà thôi.
Tuy nhiên, vì TOEIC là khóa đào tạo Anh ngữ chuyên sâu do đó chứng chỉ TOEIC sẽ có giá trị hơn một chút so với chứng chỉ của các khóa học Anh văn khác tại các trung tâm ngoại ngữ.
Bài thi TOEIC là một bài thi trắc nghiệm làm trên giấy (paper and pencil, multiple-choice test) gồm có hai thành phần (tổng thời gian làm bài là 120 phút, tổng số câu hỏi là 200 câu) cụ thể như sau:
Section I: Listening Comprehension (100 câu hỏi, khoảng 45 phút làm bài)
Thành phần- Kiểu câu hỏi- Số lượng câu hỏi
Part 1- Photographs- 20 (4 lựa chọn)
Part 2- Question and Response- 30 (3 lựa chọn)
Part 3- Short Conversations- 30 (4 lựa chọn)
Part 4- Short Talks- 20 (4 lựa chọn)
Section II: Reading (100 câu hỏi, 75 phút làm bài)
Thành phần- Kiểu câu hỏi- Số lượng câu hỏi
Part 5- Incomplete Sentences- 40 (4 lựa chọn)
Part 6- Error Recognition- 20 (4 lựa chọn)
Part 7- Reading Comprehension- 40 (4 lựa chọn)
Điểm số TOEIC được tính như sau:
1.Trước tiên số lượng câu hỏi trả lời đúng của thí sinh cho từng section được ghi nhận. Đây là điểm thô (Raw Score)
2.Điểm thô được quy đổi thành điểm thành phần theo một thang cho sẵn của từng bài thi cụ thể. Điểm này được gọi là điểm chuyển đổi (Converted Score). Điểm chuyển đổi tối đa cho mỗi section là 495, và tối thiểu là 5. Quy trình tính điểm này về cơ bản giống như quy trình tính điểm TOEFL.
3.Tổng điểm của 2 section chính là điểm TOEIC của thí sinh. Như vậy điểm TOEIC tối đa là 990 và tối thiểu là 10.
Phần lớn thí sinh có mức điểm của hai thành phần là tương đối cân bằng, tuy rằng điều này không phải là luôn luôn đúng. Chẳng hạn một thí sinh có thể có điểm TOEIC là 600, nhưng điểm Listening là 200 và điểm Reading là 400. Trong trường hợp này, có thể kết luận là nhóm khả năng đọc-viết của thí sinh đó vượt trội hơn là nhóm khả năng nghe-nói.
IELTS là tên viết tắt của “International English Language Testing System”, là một chương trình kiểm tra khả năng Anh ngữ của những người sử dụng tiếng Anh như ngôn ngữ thứ 2, dự định học tập tại các nước Anh, Canada, Úc, New Zealand…
Có 2 loại kiểm tra IELTS. Một loại là General English (tiếng Anh thông dụng), được áp dụng cho đối tượng định nhập cư và loại thứ 2 là Academic English (tiếng Anh học thuật). Cả 2 loại IELTS được chia thành 4 phần: Nghe, nói, đọc, viết. Phần Nghe, Nói ở 2 loại IELTS giống nhau nhưng phần đọc viết lại khác nhau. General English dễ hơn trong khi Academic English lại tập trung nhiều vào tiếng Anh tổng hợp.
Thời gian làm bài là 2 tiếng 45 phút. Phần Nghe 30 phút và có 40 câu hỏi phải trả lời. Phần đọc 60 phút có 40 câu hỏi phải trả lời. Phần Viết có 60 phút và sinh viên phải viết một bài luận 100 từ và bài thứ 2 có chủ đề riêng là 250 từ. Phần nói khoảng 10 đến 15 phút, yêu cầu phỏng vấn cũng như kết quả phụ thuộc vào người phỏng vấn.
Điểm cho mỗi phần từ 1 đến 9 điểm. Chấm từng phần rồi cộng lại thành tổng điểm. Thông thường, chứng chỉ IELTS có giá trị 2 năm. Bạn không thể kiểm tra IELTS lại lần nữa nếu chứng chỉ IELTS trước của bạn chưa đến 3 tháng nữa là hết hiệu lực. Kết quả kiểm tra sẽ có trong 2 tuần sau khi kiểm tra nhưng nếu trả tiền cao hơn sẽ có kết quả nhanh hơn.
Hầu hết các trường yêu cầu sinh viên phải có điểm Academic IELTS là yêu cầu về tiếng Anh. Thông thường những yêu cầu về IELTS học đại học thường là 6.0 nhưng khóa sau ĐH yêu cầu 6.5.
Mặc dù chứng chỉ TOEFL là rất quan trọng, nhưng so với chương trình luyện thi IELTS, có nhiều ý kiến cho rằng IELTS sẽ giúp người học nâng cao khả năng nói và diễn thuyết bằng tiếng Anh.
Theo quy định, Hội đồng Khảo thí tiếng Anh thuộc Đại học Cambridge (Anh) là nơi thiết kế các đề thi IELTS. Các chương trình hướng dẫn luyện thi IELTS cũng do hội đồng này biên soạn, trong đó tất cả các kỹ năng nghe, nói, đọc, hiểu đều được coi trọng ngang nhau.
Đặc biệt, chương trình IELTS có nhiều câu hỏi rất phong phú, đa dạng, chứa đựng nhiều tình huống như trong thực tế, giúp người học nâng cao cả kỹ năng nghe giảng, ghi chép bài, viết luận văn và đọc nhanh các tài liệu tham khảo. Trong khi đó lại hạn chế được việc phải học những từ ngữ không quá cần thiết.
Người học còn được tham khảo các cuốn băng video mẫu của nhiều bài thi, từ đó học được cách thức huy động vốn từ, sử dụng từ ngữ và trau chuốt cách diễn đạt cho mạch lạc để đạt được hiệu quả giao tiếp cao nhất.
+ TOEFL quốc tế (International TOEFL): bằng này do hệ thống giáo dục của Mỹ tổ chức thi và cấp bằng cho du học sinh tại các nước không nói tiếng Anh. Bằng này được quốc tế công nhận.
+ TOEFL nội bộ (Institutional TOEFL): bằng này do một tổ chức giáo dục, một trường nào đó tổ chức thi và cấp bằng. Loại bằng này chỉ có tính cách kiểm tra năng lực của du học sinh mang tính chất sử dụng nội bộ và không được công nhận rộng rãi như TOEFL quốc tế.
Về bằng TOEIC:
TOEIC là chữ viết tắt của: Test of English for International Communication (TOEIC)
Điểm khác của TOEIC với IELTS và TOEFL là mục đich của nó là đánh giá khả năng sử dụng tiếng anh trong công việc. Còn hai cái kia thì để đánh giá tiếng anh khi đi học.
Trên thế giới hàng năm có khoảng 3 triệu người thi lấy bằng TOEIC, và tại VN gần đây, một số công ty đã bắt đầu sử dụng điểm TOEIC để đánh giá điểm tiếng Anh của người xin vào làm việc cũng như nhân viên.
Tuy bằng TOEIC cũng có kiểm tra và đánh giá về năng lực Anh ngữ của học sinh nhưng bằng TOEIC chỉ là một chứng chỉ tốt nghiệp khóa đào tạo Anh văn TOEIC mà thôi.
Chứng chỉ này không có giá trị công nhận như bằng IELTS hay TOEFL quốc tế đồng thời cũng sẽ không thể dùng thay thế cho bằng IELTS hay TOEFL được. Nó chỉ có thể được xem như chứng chỉ Anh văn quốc gia A, B hoặc C mà thôi.
Tuy nhiên, vì TOEIC là khóa đào tạo Anh ngữ chuyên sâu do đó chứng chỉ TOEIC sẽ có giá trị hơn một chút so với chứng chỉ của các khóa học Anh văn khác tại các trung tâm ngoại ngữ.
Bài thi TOEIC là một bài thi trắc nghiệm làm trên giấy (paper and pencil, multiple-choice test) gồm có hai thành phần (tổng thời gian làm bài là 120 phút, tổng số câu hỏi là 200 câu) cụ thể như sau:
Section I: Listening Comprehension (100 câu hỏi, khoảng 45 phút làm bài)
Thành phần- Kiểu câu hỏi- Số lượng câu hỏi
Part 1- Photographs- 20 (4 lựa chọn)
Part 2- Question and Response- 30 (3 lựa chọn)
Part 3- Short Conversations- 30 (4 lựa chọn)
Part 4- Short Talks- 20 (4 lựa chọn)
Section II: Reading (100 câu hỏi, 75 phút làm bài)
Thành phần- Kiểu câu hỏi- Số lượng câu hỏi
Part 5- Incomplete Sentences- 40 (4 lựa chọn)
Part 6- Error Recognition- 20 (4 lựa chọn)
Part 7- Reading Comprehension- 40 (4 lựa chọn)
Điểm số TOEIC được tính như sau:
1.Trước tiên số lượng câu hỏi trả lời đúng của thí sinh cho từng section được ghi nhận. Đây là điểm thô (Raw Score)
2.Điểm thô được quy đổi thành điểm thành phần theo một thang cho sẵn của từng bài thi cụ thể. Điểm này được gọi là điểm chuyển đổi (Converted Score). Điểm chuyển đổi tối đa cho mỗi section là 495, và tối thiểu là 5. Quy trình tính điểm này về cơ bản giống như quy trình tính điểm TOEFL.
3.Tổng điểm của 2 section chính là điểm TOEIC của thí sinh. Như vậy điểm TOEIC tối đa là 990 và tối thiểu là 10.
Phần lớn thí sinh có mức điểm của hai thành phần là tương đối cân bằng, tuy rằng điều này không phải là luôn luôn đúng. Chẳng hạn một thí sinh có thể có điểm TOEIC là 600, nhưng điểm Listening là 200 và điểm Reading là 400. Trong trường hợp này, có thể kết luận là nhóm khả năng đọc-viết của thí sinh đó vượt trội hơn là nhóm khả năng nghe-nói.
IELTS là tên viết tắt của “International English Language Testing System”, là một chương trình kiểm tra khả năng Anh ngữ của những người sử dụng tiếng Anh như ngôn ngữ thứ 2, dự định học tập tại các nước Anh, Canada, Úc, New Zealand…
Có 2 loại kiểm tra IELTS. Một loại là General English (tiếng Anh thông dụng), được áp dụng cho đối tượng định nhập cư và loại thứ 2 là Academic English (tiếng Anh học thuật). Cả 2 loại IELTS được chia thành 4 phần: Nghe, nói, đọc, viết. Phần Nghe, Nói ở 2 loại IELTS giống nhau nhưng phần đọc viết lại khác nhau. General English dễ hơn trong khi Academic English lại tập trung nhiều vào tiếng Anh tổng hợp.
Thời gian làm bài là 2 tiếng 45 phút. Phần Nghe 30 phút và có 40 câu hỏi phải trả lời. Phần đọc 60 phút có 40 câu hỏi phải trả lời. Phần Viết có 60 phút và sinh viên phải viết một bài luận 100 từ và bài thứ 2 có chủ đề riêng là 250 từ. Phần nói khoảng 10 đến 15 phút, yêu cầu phỏng vấn cũng như kết quả phụ thuộc vào người phỏng vấn.
Điểm cho mỗi phần từ 1 đến 9 điểm. Chấm từng phần rồi cộng lại thành tổng điểm. Thông thường, chứng chỉ IELTS có giá trị 2 năm. Bạn không thể kiểm tra IELTS lại lần nữa nếu chứng chỉ IELTS trước của bạn chưa đến 3 tháng nữa là hết hiệu lực. Kết quả kiểm tra sẽ có trong 2 tuần sau khi kiểm tra nhưng nếu trả tiền cao hơn sẽ có kết quả nhanh hơn.
Hầu hết các trường yêu cầu sinh viên phải có điểm Academic IELTS là yêu cầu về tiếng Anh. Thông thường những yêu cầu về IELTS học đại học thường là 6.0 nhưng khóa sau ĐH yêu cầu 6.5.
Mặc dù chứng chỉ TOEFL là rất quan trọng, nhưng so với chương trình luyện thi IELTS, có nhiều ý kiến cho rằng IELTS sẽ giúp người học nâng cao khả năng nói và diễn thuyết bằng tiếng Anh.
Theo quy định, Hội đồng Khảo thí tiếng Anh thuộc Đại học Cambridge (Anh) là nơi thiết kế các đề thi IELTS. Các chương trình hướng dẫn luyện thi IELTS cũng do hội đồng này biên soạn, trong đó tất cả các kỹ năng nghe, nói, đọc, hiểu đều được coi trọng ngang nhau.
Đặc biệt, chương trình IELTS có nhiều câu hỏi rất phong phú, đa dạng, chứa đựng nhiều tình huống như trong thực tế, giúp người học nâng cao cả kỹ năng nghe giảng, ghi chép bài, viết luận văn và đọc nhanh các tài liệu tham khảo. Trong khi đó lại hạn chế được việc phải học những từ ngữ không quá cần thiết.
Người học còn được tham khảo các cuốn băng video mẫu của nhiều bài thi, từ đó học được cách thức huy động vốn từ, sử dụng từ ngữ và trau chuốt cách diễn đạt cho mạch lạc để đạt được hiệu quả giao tiếp cao nhất.