1 Những điều giản dị Mon Nov 10, 2008 11:06 pm
MsChip
Quản Trị Viên
Một cậu bé 5 tuổi có thể cảm nhận được tình yêu của người cha dành cho mình khi cậu vờ ngủ trên ghế và bố cậu mắng yêu cậu rằng: "Cái thằng, làm gì có chuyện ngủ rồi mà miệng còn tủm tỉm" trong lúc vẫn bế cậu vào giường.
Một cậu bé 5 tuổi có thể cảm nhận được sự chở che của người cha dành cho mình khi cha cõng cậu trên quãng đường gần 2 cây số để về nhà trong đêm và ôn tồn nói rằng: "Bố không hề đau", mặc dù cha đã ngã vì hụt chân bởi ổ gà.
Một cậu bé 8 tuổi chưa chắc đã có thể cảm nhận được sự kỳ vọng về lòng dũng cảm của người cha đối với con trai mình khi nghe câu mắng rằng: "Đã đánh nhau thua lại còn khóc nữa à, lần sau đánh tiếp nhưng không được khóc nghe chưa".
Một cậu bé 8 tuổi có thể nhớ mãi một bài học giản dị về chính tả mà cha cậu dạy khi đọc bài văn của cậu và trìu mến góp ý: "Người ta dùng chữ "và" rồi thì thôi không đánh dấu phẩy nữa con".
Một cậu bé 12 tuổi phải mất nhiều năm sau mới hiểu hết được ý nghĩa bài học mà cha đã dạy cho mình khi cậu chơi bi. Cậu chơi bi kém và đã thua bạn. Cha cậu không ngần ngại nhiều lần cho cậu tiền để mua bi chơi tiếp mong cậu thắng lại trong một buổi chiều. Nhưng cuối cùng cậu vẫn thua sạch sành sanh, đến sẩm tối cha mới mắng cậu rằng: "Đúng là không biết ý mà dừng đúng lúc, cứ thấy cho là chơi".
Một cậu bé 13 tuổi phải mất khá nhiều thời gian sau đó mới hiểu được rằng cha mình thật tâm lý khi muốn con trai mình có một cô bạn thân và khi hiểu được thì cơ hội đã trôi đi xa mất rồi.
Một cậu bé 14 tuổi đã biết được rằng đàn ông cũng có thể khóc vì cậu đã nhìn thấy cha cậu khóc, nhưng lý do vì sao cha cậu khóc thì cậu sẽ giữ kín trong lòng.
Một cậu bé ở bất kỳ lứa tuổi nào cũng có thể cảm nhận được cậu là tất cả đối với cha khi thấy cha luôn tự hào về mình mọi lúc mọi nơi. Dù ngay cả suy nghĩ non nớt của cậu cũng đủ hiểu cậu chỉ là một cậu bé bình thường như bao đứa trẻ khác.
Bài học lớn nhất về sự vô tâm đến gần tròn 15 tuổi cậu bé mới học được và sẽ ghi khắc suốt đời. Cậu bé chỉ biết rằng trên cổ tay cha cậu có xăm một chuỗi số mà không hề biết rằng đó là ngày tháng năm sinh của cậu. Cậu bé chỉ kịp nhận ra khi cha cậu đã vĩnh viễn rời xa cậu, cậu buốt lạnh người khi nghe người ta hỏi: "Cháu có nhớ trên tay bố cháu có xăm hình hay dòng chữ gì không" trong lúc mẹ cậu đang đau đớn, vật vã không thiết gì sự sống.
Những tình cảm ấm áp, những bài học tưởng chừng như đơn giản và bình thường từ người cha có ý nghĩa lớn lao giúp cho cậu bé sống tiếp và trưởng thành. Và quan trọng, cậu có thể cảm nhận được sâu sắc hơn tình cảm vô bờ mà mẹ đã dành cho mình, đã phải sống với cả vai trò của người cha đối với các con.
Dù tự nhủ thầm bản thân là một người mạnh mẽ, nhưng dẫu sao cậu bé lớn lên vẫn có những nỗi sợ hãi hay những yếu điểm vô hình. Cậu sợ cảm giác những lúc chứng kiến mẹ mình đứng trước ảnh của cha cậu khóc. Cậu lúc nào cũng mong được trở về nhà thật nhanh khi đi học hay công tác, và cậu luôn có thói quen muốn biết người quan trọng đối với mình thực sự đã xong công việc và trở về nhà hay chưa.
Cậu bé lớn lên và đến giờ vẫn thầm tự hào trong con người mình có một thế giới phức tạp và nhiều màu sắc. Cậu đã được trải qua sự mất mát để hiểu được giá trị của những gì đang có. Cậu đã được trải qua thiếu thốn để có thể cảm thông và hiểu được khi khó khăn người ta nghĩ và mong đợi điều gì. Gần bên cậu cũng có nhiều điều phức tạp, đáng xấu hổ và đáng chê trách, nhưng quan trọng là cậu biết rút ra bài học từ những cái xấu đó, và sẽ không bao giờ làm những gì mà người ta đã làm như cậu đã nhìn thấy.
Nếu một ngày nào đó, cái thế giới bên trong con người cậu bị nổ tung ra thì sao nhỉ? Vì cậu vẫn là một người lắng nghe và quan sát nhiều, nhưng nói ra thì chẳng được bao nhiêu. Cậu sẽ chia sẻ dần cái thế giới bên trong của cậu, sẽ có người tin tưởng cậu và cậu cũng tin tưởng vào họ, sẵn sàng sẻ chia mọi thứ.
Cậu vẫn cảm nhận theo cách riêng của mình, tìm thấy những người thực sự quan trọng theo cách của riêng mình và vẫn tin rằng rồi mọi thứ sẽ tốt đẹp thôi
Một cậu bé 5 tuổi có thể cảm nhận được sự chở che của người cha dành cho mình khi cha cõng cậu trên quãng đường gần 2 cây số để về nhà trong đêm và ôn tồn nói rằng: "Bố không hề đau", mặc dù cha đã ngã vì hụt chân bởi ổ gà.
Một cậu bé 8 tuổi chưa chắc đã có thể cảm nhận được sự kỳ vọng về lòng dũng cảm của người cha đối với con trai mình khi nghe câu mắng rằng: "Đã đánh nhau thua lại còn khóc nữa à, lần sau đánh tiếp nhưng không được khóc nghe chưa".
Một cậu bé 8 tuổi có thể nhớ mãi một bài học giản dị về chính tả mà cha cậu dạy khi đọc bài văn của cậu và trìu mến góp ý: "Người ta dùng chữ "và" rồi thì thôi không đánh dấu phẩy nữa con".
Một cậu bé 12 tuổi phải mất nhiều năm sau mới hiểu hết được ý nghĩa bài học mà cha đã dạy cho mình khi cậu chơi bi. Cậu chơi bi kém và đã thua bạn. Cha cậu không ngần ngại nhiều lần cho cậu tiền để mua bi chơi tiếp mong cậu thắng lại trong một buổi chiều. Nhưng cuối cùng cậu vẫn thua sạch sành sanh, đến sẩm tối cha mới mắng cậu rằng: "Đúng là không biết ý mà dừng đúng lúc, cứ thấy cho là chơi".
Một cậu bé 13 tuổi phải mất khá nhiều thời gian sau đó mới hiểu được rằng cha mình thật tâm lý khi muốn con trai mình có một cô bạn thân và khi hiểu được thì cơ hội đã trôi đi xa mất rồi.
Một cậu bé 14 tuổi đã biết được rằng đàn ông cũng có thể khóc vì cậu đã nhìn thấy cha cậu khóc, nhưng lý do vì sao cha cậu khóc thì cậu sẽ giữ kín trong lòng.
Một cậu bé ở bất kỳ lứa tuổi nào cũng có thể cảm nhận được cậu là tất cả đối với cha khi thấy cha luôn tự hào về mình mọi lúc mọi nơi. Dù ngay cả suy nghĩ non nớt của cậu cũng đủ hiểu cậu chỉ là một cậu bé bình thường như bao đứa trẻ khác.
Bài học lớn nhất về sự vô tâm đến gần tròn 15 tuổi cậu bé mới học được và sẽ ghi khắc suốt đời. Cậu bé chỉ biết rằng trên cổ tay cha cậu có xăm một chuỗi số mà không hề biết rằng đó là ngày tháng năm sinh của cậu. Cậu bé chỉ kịp nhận ra khi cha cậu đã vĩnh viễn rời xa cậu, cậu buốt lạnh người khi nghe người ta hỏi: "Cháu có nhớ trên tay bố cháu có xăm hình hay dòng chữ gì không" trong lúc mẹ cậu đang đau đớn, vật vã không thiết gì sự sống.
Những tình cảm ấm áp, những bài học tưởng chừng như đơn giản và bình thường từ người cha có ý nghĩa lớn lao giúp cho cậu bé sống tiếp và trưởng thành. Và quan trọng, cậu có thể cảm nhận được sâu sắc hơn tình cảm vô bờ mà mẹ đã dành cho mình, đã phải sống với cả vai trò của người cha đối với các con.
Dù tự nhủ thầm bản thân là một người mạnh mẽ, nhưng dẫu sao cậu bé lớn lên vẫn có những nỗi sợ hãi hay những yếu điểm vô hình. Cậu sợ cảm giác những lúc chứng kiến mẹ mình đứng trước ảnh của cha cậu khóc. Cậu lúc nào cũng mong được trở về nhà thật nhanh khi đi học hay công tác, và cậu luôn có thói quen muốn biết người quan trọng đối với mình thực sự đã xong công việc và trở về nhà hay chưa.
Cậu bé lớn lên và đến giờ vẫn thầm tự hào trong con người mình có một thế giới phức tạp và nhiều màu sắc. Cậu đã được trải qua sự mất mát để hiểu được giá trị của những gì đang có. Cậu đã được trải qua thiếu thốn để có thể cảm thông và hiểu được khi khó khăn người ta nghĩ và mong đợi điều gì. Gần bên cậu cũng có nhiều điều phức tạp, đáng xấu hổ và đáng chê trách, nhưng quan trọng là cậu biết rút ra bài học từ những cái xấu đó, và sẽ không bao giờ làm những gì mà người ta đã làm như cậu đã nhìn thấy.
Nếu một ngày nào đó, cái thế giới bên trong con người cậu bị nổ tung ra thì sao nhỉ? Vì cậu vẫn là một người lắng nghe và quan sát nhiều, nhưng nói ra thì chẳng được bao nhiêu. Cậu sẽ chia sẻ dần cái thế giới bên trong của cậu, sẽ có người tin tưởng cậu và cậu cũng tin tưởng vào họ, sẵn sàng sẻ chia mọi thứ.
Cậu vẫn cảm nhận theo cách riêng của mình, tìm thấy những người thực sự quan trọng theo cách của riêng mình và vẫn tin rằng rồi mọi thứ sẽ tốt đẹp thôi
Sưu tầm từ tghm.vn